Chuyển đến nội dung chính

Bệnh mạch máu ngoại vi là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh




Bệnh mạch máu ngoại vi là gì?









Bệnh mạch máu ngoại vi, hay còn gọi là bệnh mạch máu ngoại biên (PVD), là một rối loạn lưu thông máu làm cho các mạch máu xa tim và não bị hẹp, tắc nghẽn hoặc co thắt. Điều này có thể xảy ra trong các động mạch hoặc tĩnh mạch.






Bệnh mạch máu ngoại vi thường gây đau và mệt mỏi ở chân và đặc biệt là trong khi tập thể dục. Cơn đau có thể cải thiện khi bạn nghỉ ngơi.

Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch cung cấp máu và oxy ở:

  • Cánh tay

  • Dạ dày và ruột

  • Thận


Trong bệnh mạch máu ngoại vi, các mạch máu bị thu hẹp và lưu lượng máu giảm. Điều này có thể là do xơ cứng động mạch hoặc co thắt mạch máu. Trong xơ cứng động mạch, các mảng xơ vữa tích tụ trong mạch, hạn chế lưu lượng máu và oxy đến các cơ quan và tay chân.

Khi các mảng xơ vữa tích tụ nhiều, cục máu đông sẽ hình thành và chặn hoàn toàn động mạch. Điều này có thể dẫn đến tổn thương nội tạng và mất ngón tay, ngón chân hoặc tay chân, nếu không được điều trị.

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) chỉ phát triển trong các động mạch. Theo các chuyên gia, khoảng 12-20% những người trên 60 tuổi mắc bệnh động mạch ngoại biên. Có thể nói động mạch ngoại biên là loại bệnh mạch máu ngoại vi phổ biến nhất.

Các loại mạch máu ngoại vi


Bệnh mạch máu ngoại vi có hai loại chính:

  • Bệnh mạch máu ngoại vi vật lý là kết quả của những thay đổi trong các mạch máu do viêm, tích tụ mảng bám hoặc tổn thương mô.

  • Bệnh mạch máu ngoại vi chức năng xảy ra khi lưu lượng máu giảm để thích ứng với kích thước mạch máu thay đổi, chẳng hạn như tín hiệu não hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể. Trong bệnh mạch máu ngoại vi chức năng, các mạch máu không bị tổn thương vật lý.








Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh mạch máu ngoại vi là gì?


Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại vi thường xuất hiện dần dần, xảy ra phổ biến ở chân vì các mạch máu ở chân nằm xa tim hơn.

Mặc dù các triệu chứng điển hình của bệnh là đau, nhức hoặc chuột rút khi đi bộ, nhưng có tới 40% người mắc bệnh mạch máu ngoại vi không bị đau chân.

Các triệu chứng bệnh có thể xảy ra ở các khu vực sau:

  • Mông

  • Bắp chân

  • Hông

  • Đùi


Các triệu chứng này có thể xuất hiện khi người bệnh đi bộ quá nhanh hoặc đi đường dài. Các triệu chứng thường biến mất khi bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ và thường xuyên hơn. Đau chân và mệt mỏi có thể kéo dài ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Các triệu chứng khác của bệnh mạch máu ngoại vi bao gồm:

  • Chuột rút khi nằm

  • Da chân hoặc cánh tay có màu xanh nhạt hoặc đỏ

  • Rụng lông chân

  • Da mát khi chạm vào

  • Da mỏng, nhợt nhạt hoặc sáng bóng ở chân và bàn chân

  • Vết thương chậm lành và loét

  • Ngón chân lạnh, châm đốt hoặc tê

  • Móng chân dày

  • Mạch ở bàn chân chậm hoặc không có

  • Cơ bắp cảm giác nặng nề hoặc tê liệt

  • Teo cơ









Nguyên nhân nào gây bệnh mạch máu ngoại vi?


Mỗi người sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, tùy vào loại mạch máu ngoại vi họ mắc phải.

Nguyên nhân bệnh mạch máu ngoại vi vật lý

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch máu ngoại vi là xơ cứng động mạch. Tình trạng này có thể hạn chế lưu lượng máu trong động mạch. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra cục máu đông.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của chứng xơ cứng động mạch bao gồm:

  • Huyết áp cao (tăng huyết áp)

  • Cholesterol cao hoặc chất béo trung tính

  • Viêm do viêm khớp, lupus hoặc các tình trạng khác

  • Kháng insulin

  • Hút thuốc


Các tình trạng sau đây có thể gây ra thay đổi cấu trúc trong các mạch máu:

  • Bệnh Buerger

  • Suy tĩnh mạch mạn tính

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

  • Hội chứng Raynaud

  • Huyết khối

  • Suy tĩnh mạch

  • Chấn thương, viêm hoặc nhiễm trùng trong các mạch máu


Nguyên nhân bệnh mạch máu ngoại vi chức năng

Bệnh mạch máu ngoại vi chức năng xảy ra khi các mạch máu có phản ứng tăng lên với các tín hiệu não và yếu tố môi trường. Nguyên nhân phổ biến của việc này bao gồm:

  • Nhiệt độ lạnh

  • Sử dụng chất gây nghiện

  • Căng thẳng

  • Sử dụng thiết bị hoặc công cụ khiến cơ thể rung động








Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mạch máu ngoại vi?


Các yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại vi như:

  • Tuổi tác. Những người từ 50 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị mạch máu ngoại vi và động mạch ngoại biên.

  • Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc xơ cứng động mạch, mạch máu ngoại vi và các tình trạng tim mạch khác.

  • Lối sống không lành mạnh. Những người hút thuốc, sử dụng chất gây nghiện, lười tập thể dục hoặc ăn uống không đủ chất có nhiều khả năng bị mạch máu ngoại vi.

  • Tiền sử mắc bệnh của gia đình. Nguy cơ mắc mạch máu ngoại vi tăng đối với những người có tiền sử bệnh mạch máu não hoặc đột quỵ. Những người có tiền sử gia đình mắc cholesterol cao, tăng huyết áp hoặc mạch máu ngoại vi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Tình trạng sức khỏe khác. Những người bị cholesterol cao, tăng huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường có nguy cơ phát triển mạch máu ngoại vi.

  • Chủng tộc và dân tộc. Người Mỹ gốc Phi có xu hướng phát triển bệnh mạch máu ngoại biên thường xuyên hơn.








Chẩn đoán và điều trị mạch máu ngoại vi






Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán mạch máu ngoại vi?


Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh mạch máu ngoại vi, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể cải thiện bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán mạch máu ngoại vi bằng cách:

  • Kiểm tra đầy đủ về bệnh sử cá nhân và gia đình, bao gồm thông tin về lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc.

  • Thực hiện kiểm tra thể chất, bao gồm kiểm tra nhiệt độ da, quan sát bên ngoài và các mạch ở chân và bàn chân.


Họ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán hoặc loại trừ các tình trạng sức khỏe khác. Một số rối loạn khác có thể tương tự các triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại vi và động mạch ngoại vi.

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh mạch máu ngoại vi bao gồm:

  • Chụp động mạch. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào động mạch để xác định khu vực động mạch bị tắc hoặc chặn.

  • Chỉ số ABI. Xét nghiệm không xâm lấn này sẽ đo huyết áp ở mắt cá chân. Sau đó, bác sĩ so sánh chỉ số này với chỉ số huyết áp ở cánh tay. Bạn sẽ được lấy số đo huyết áp sau khi nghỉ ngơi và hoạt động thể chất. Nếu huyết áp ở chân thấp, mạch máu có thể tắc nghẽn.

  • Xét nghiệm máu. Mặc dù xét nghiệm máu không thể chẩn đoán bệnh mạch máu ngoại vi, nhưng chúng có thể giúp bác sĩ kiểm tra các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ phát triển mạch máu ngoại vi, như bệnh tiểu đường và cholesterol cao.

  • Chụp CT mạch máu.

  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA).

  • Siêu âm. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát thấy máu lưu thông qua các động mạch và tĩnh mạch.


Những phương pháp nào giúp điều trị mạch máu ngoại vi?


Mục đích điều trị bệnh mạch máu ngoại vi là làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh, kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Kế hoạch điều trị bệnh thường liên quan đến thay đổi lối sống. Một số người cũng có thể cần dùng thuốc. Trường hợp nặng, bạn có thể phải điều trị bằng phẫu thuật.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên, bao gồm đi bộ

  • Chế độ ăn uống cân bằng

  • Giảm cân nếu cần thiết

  • Bỏ hút thuốc


Thuốc

Các loại thuốc để điều trị bệnh mạch máu ngoại vi bao gồm:

  • Cilostazol để giảm cơn đau

  • Pentoxifylline để điều trị đau cơ

  • Clopidogrel hoặc aspirin để ngăn chặn đông máu


Các tình trạng sức khỏe cùng xảy ra cũng có thể cần đến thuốc để kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Nhóm thuốc statin (atorvastatin và simvastatin) để giảm cholesterol cao

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) trị tăng huyết áp

  • Metformin hoặc thuốc trị tiểu đường để kiểm soát lượng đường trong máu


Phẫu thuật

Những người bị bệnh mạch máu ngoại vi nặng có thể cần phẫu thuật để mở rộng các động mạch hoặc loại bỏ cục máu đông. Các phương pháp phẫu thuật là:

  • Nong động mạch. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống thông có quả bóng vào động mạch tổn thương và bơm phồng quả bóng để mở rộng động mạch. Đôi khi bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ (stent) trong động mạch để giữ cho nó mở.

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành giúp cho máu chảy dễ dàng từ khu vực này sang khu vực khác.


Bệnh mạch máu ngoại vi có nguy hiểm không?


Nếu bệnh mạch máu ngoại vi không được chẩn đoán và điều trị, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng như:

  • Hoại tử (chết mô), có thể phải đoạn chi

  • Đau tim hoặc đột quỵ

  • Liệt dương

  • Đau dữ dội làm hạn chế khả năng vận động

  • Vết thương chậm lành

  • Nhiễm trùng xương và máu có khả năng gây tử vong








Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa mạch máu ngoại vi?


Bạn có thể giảm nguy cơ mắc mạch máu ngoại vi bằng cách:

  • Bỏ hút thuốc lá

  • Thường xuyên tập thể dục khoảng 150 phút/tuần, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ

  • Chế độ ăn uống cân bằng

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

  • Kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp


Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.




👇👇👇
#TimMạch #TobaCare

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bãi biển Cam Bình - Nét chấm phá đặc sắc của La Gi Bình Thuận

  Là 1 trong những bãi tắm hấp dẫn nhất Bình Thuận tổng thể và Lagi nói riêng, nhưng bãi biển Cam Bình là dòng tên mà chưa hẳn đã được phổ quát người biết tới. Vậy nó ở đâu và với điều gì thú vị, hãy cùng Tín Việt Travel khám phá nhé. Địa chỉ BÃI BIỂN CAM BÌNH Bãi biển Cam Bình thuộc khu vực phường Tân Phước, Lagi, Bình Thuận cách thức tỉnh thành Phan Thiết khoảng 95km về phía Tây Nam, Cam Bình là 1 trong những địa điểm du lịch Lagi được du khách cực kì ưa chuộng . Hằng năm cứ vào mỗi dịp lễ tết, sở hữu hàng nghìn người đổ về đây thăm quan và nghỉ mát. Thiên nhiên khuyến mãi cho nơi đây sở hữu cảnh quan phối hợp của đất trời, mang các bãi cát rộng trải dài cộng rặng phi lao, rừng dương xanh mướt điểm thêm nét chấm phá. Hơn nữa Bãi bãi biển cũng có điều kiện liên lạc hết sức tiện dụng khi nằm giữa những trọng điểm du hý to phía nam như Phan Thiết, Vũng Tàu, TPHCM, chỉ cần vài giờ đi xe là bạn sở hữu thể tới được mang nơi phong cảnh hữu tình này Tuyến đường ĐI đến BÃI CAM BÌNH từ Vũng Tà

Phương Pháp Khử Mùi Thuốc Lá Trong Phòng

Khói thuốc lá  không riêng gì   mang về  những tổn hại về  sức khỏe thể chất   cho người  hít phải  bên cạnh đó  nó còn  tạo được  mùi và  tố chất  bám mùi siêu lâu, nhất là  những người  có thói quen hút thuốc  ở trong nhà  trong phòng kín.  Khi  bước vào  1  khoảng trống không gian  kín hay  căn nhà   có khá nhiều  người hút thuốc  bạn sẽ  cảm nhận được sự  không dễ chịu  ngột ngạt nhất là  những người dân  dị ứng với mùi thuốc vừa vào sẽ  nhận ra  ngay.  Tác hại khói thuốc lá ảnh hưởng lên nhà bạn như thế nào? Khói thuốc  không riêng gì   ảnh hưởng tác động  đến sức khoẻ  trực tiếp  người hút thuốc mà nó còn  tác động  đến  mọi người   xung quanh   hơn thế nữa  khói thuốc  còn giúp  cho nơi ở hay  các   địa điểm   xung quanh  hôi mùi nồng nặc.  C ác  chất  màu nâu  vàng (nhựa thuốc "hắc ín") khi hút thuốc sẽ bám  vào tường  đồ  nội thất  và nhựa  rất có thể   thay đổi  diện mạo của chúng. Khói thuốc lá cũng  thâm nhập  vào  những  vật thể hút mùi hơn,  chẳng hạn như  thảm

Thuốc Lá Là Gì? Tại Sao Nhiều Người Lại Nghiện Đến Vậy?

Thuốc Lá Là Gì? Tại Sao Nhiều Người Lại Nghiện Đến Vậy? Thuốc lá thời nay không đơn thuần là một loại sản phẩm mà nó đã biến thành người bạn tri kỷ người bạn không thể thiếu của nhiều người. Điếu thuốc cùng họ trải qua bao thăng trầm của cuộc sống: Buồn có, vui có, đặc biệt quan trọng điếu thuốc là thứ quan trọng nhất giúp ta giải tỏa mọi khi căng thẳng mệt mỏi đầu óc, mỗi lúc ta cần thư giản mang đến nhưng quyết định hành động sáng suốt nhất.  Tuy nhiên mấy ai đã khám phá về các vấn đề trước khi dùng như: Bạn có biết thuốc lá là gì? Nguồn gốc nguồn gốc xuất xứ hay những thành phần và đặc biệt là mối đe dọa các chất độc trong thuốc lá?  Thông tin về nguồn gốc của thuốc lá!  Thuốc lá là gì? Thuốc lá thường có 2 loại đó là: Thuốc lá sợi và điếu Thuốc lá điếu là những điếu thuốc đã được đóng gói quấn sẵn bằng giấy hình trụ độ dài dưới 120mm, bán kình từ 10mm và thường có đầu lọc. Còn thuốc lá sợi là những thuốc lá chưa được đóng gói mà chỉ là những sợi thuốc lá, khi sử dụng người ta sẽ qu