Phần lớn người bệnh tiểu đường đều lo sợ ăn cơm trắng bởi tâm lý ăn cơm sẽ dễ bị tăng đường huyết, thế nhưng không ăn thì lại thiếu năng lượng làm việc. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm mới tốt?
Nguyên tắc là bạn cần chọn những thực phẩm có thể thay thế được cơm mà vẫn đảm bảo không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bạn hãy cùng TobaCare tìm hiểu xem người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm để đáp ứng nguyên tắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Tiểu đường ăn gì thay cơm? Thực tế trong số các thực phẩm chứa tinh bột, cơm trắng có chỉ số đường huyết thực phẩm cao (khoảng 80) nên dễ tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, nếu bạn kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì lại là một sai lầm. Nguyên nhân là bởi điều này có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng, làm hạ đường huyết, thậm chí có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.
Để cơ thể không thiếu năng lượng mà vẫn đảm ổn định đường huyết trong vùng an toàn, bạn có thể thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau:
1. Gạo lứt
Gạo lứt (gạo xay dối) khác gạo trắng do vẫn còn giữ được lớp cám chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Nhờ vậy, người bệnh sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn.
Đồng thời, gạo lứt còn giúp làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Ngoài ra, gạo lứt còn cung cấp vitamin B1 để ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 cho người phải dùng metformin dài ngày.
2. Yến mạch là câu trả lời cho thắc mắc tiểu đường ăn gì thay cơm
Nhiều người bệnh cũng hay thắc mắc rằng bị tiểu đường có nên ăn cháo không. Một tô cháo gạo trắng có thể không phù hợp nhưng một bát cháo yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng mà không lo tăng đường huyết.
Ngoài nấu cháo, bạn có thể chế biến yến mạch thành các món khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua… Bạn nên chọn yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng vì chúng sẽ giữ được tối đa lượng chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác.
3. Hạt chia, hạt lanh
Hạt chia, hạt lanh cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, axit béo omega-3… Do đó, tiểu đường ăn gì thay cơm chắc chắn là phải sử dụng các loại hạt này. Chẳng những chỉ tốt cho việc kiểm soát đường huyết mà hạt chia, hạt lanh còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện biến chứng xương khớp, giảm huyết áp…
Bạn có thể mua hạt trong siêu thị, chế biến với nước để uống vào buổi sáng hoặc trước khi ăn cơm, làm món trộn với rau hay ăn cùng sữa chua.
4. Khoai lang
Khoai lang là một lựa chọn phù hợp khi bạn muốn biết người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm. Tinh bột của khoai lang là tinh bột kháng đường, nghĩa là sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngoài ra, khoai lang còn giúp giảm lượng đường huyết do cải thiện khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy trướng bụng.
Nếu bạn ăn khoai lang nướng hoặc chiên thì sẽ ít làm tăng đường huyết hơn so với khoai lang luộc nên cách chế biến khoai lang cũng rất quan trọng.
5. Tiểu đường ăn gì thay cơm? Đừng bỏ qua đậu đỗ bạn nhé
Đậu đỗ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho việc kiểm soát đường huyết và cân nặng. Bạn có thể trộn đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ với gạo trắng hoặc gạo lứt… cũng rất tốt cho sức khỏe.
Khi tìm hiểu người tiểu đường nên ăn gì thay cơm, không ít người cố gắng ăn kiêng bỏ luôn cả cơm trắng ra khỏi thực đơn hàng ngày và thay thế bằng bún, miến, bánh phở, bánh cuốn, bánh ướt… Liệu điều này có tốt cho sức khỏe?
Thực ra, nguyên liệu chung để chế biến các thực phẩm đó vẫn là gạo, khi xay bột sẽ làm giảm chất xơ, vì vậy lại càng khiến đường huyết tăng cao sau ăn. Mặt khác, khi ăn bún, miến, cháo… thông thường sẽ ăn kèm giò, chả, chấm nước mắm hoặc nước dùng từ xương heo nên sẽ không có lợi cho bệnh tim mạch, huyết áp.
Vào mỗi buổi sáng, thay vì ăn cơm hoặc bún, miến, cháo… bạn có thể chuẩn bị một cốc yến mạch hoặc các loại đỗ kết hợp cùng sữa chua, ăn kèm rau xanh hoặc hoa quả. Đôi khi, bạn vẫn có thể ăn bún, miến, bánh phở… nhưng chỉ nên ăn 2/3 tô (tô canh hoặc chén to) kèm với nhiều rau xanh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nóng vội tìm cách hạ đường huyết nhanh, bạn có thể nhận cái kết đắng.
Cách ăn cơm trắng mà vẫn ổn định đường huyết
Vậy là bạn đã rõ tiểu đường ăn gì thay cơm. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không làm tăng đường huyết, dần dần bình ổn chỉ số HbA1c (chỉ số đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trung bình của một người trong 3 tháng trước đó) bằng cách:
- Ăn theo nhu cầu cơ thể: việc này khá mất thời gian và phức tạp. Nên bạn có thể ước chừng bằng cách ăn ít hơn bữa chính rồi kiểm tra đường huyết 2 giờ sau khi ăn. Nếu giá trị này trên 10mmol/l, nghĩa là bạn cần phải ăn ít hơn. Trường hợp không có máy đo đường huyết, bạn hãy ăn đến khi thấy bụng vừa phải, không ì ạch, nặng nề là được
- Kiểm soát lượng ăn theo vóc dáng: Nếu là nữ, thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng, bạn có thể áp dụng bữa chính với 1 chén cơm. Nếu là nam giới thì bạn nên ăn khoảng 1,5 chén cơm, trường hợp làm công việc nặng thì có thể tăng lên 0,5 chén cơm
- Thứ tự ăn phù hợp: Để không làm tăng đường huyết sau khi ăn, thứ tự ưu tiên bạn nên áp dụng là ăn rau củ quả và uống nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và thức ăn khác. Lượng chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp làm chậm hấp thu đường từ tinh bột. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác hơi lưng bụng và giảm bớt sự thèm ăn.
Đừng nên lo lắng quá về chuyện tiểu đường ăn gì thay cơm rồi lại kiêng khem làm tổn hại sức khỏe. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm ăn thay cơm và biết cách ăn đúng để duy trì đường huyết ổn định bạn nhé!
(function() var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) )()Bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh tiểu đường?
Bạn không cô đơn! Tham gia cộng đồng Tiểu đường - để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau sống vui khỏe.
👇👇👇
#TiểuĐường #TobaCare
Nhận xét
Đăng nhận xét