Chuyển đến nội dung chính

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể là kẻ giết người thầm lặng!

Người mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất cần có sự thấu hiểu của người thân để đi qua những ngày tháng khó khăn. Cách trị bệnh trầm cảm ở nữ giới nào mang lại hiêu quả cao nhất? Làm sao để bạn có thể vượt qua nỗi khổ tâm thầm lặng này một cách nhẹ nhàng? Bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn!

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là gì?

bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Trầm cảm ở phụ nữ là tình trạng rối loạn tâm thần xảy ra ở nữ giới, trong nhiều độ tuổi hoặc nhiều giai đoạn cuộc đời. Hiện tượng trầm cảm ở phụ nữ có thể biến mất nếu người bệnh được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Giai đoạn đầu, biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ có thể mờ nhạt, khiến người bệnh và cả người thân khó nhận biết hoặc phớt lờ. Những dấu hiệu ấy bao gồm:

  • Đau nhức cơ thể
  • Mất hứng thú với những thứ bạn từng thích
  • Khó khăn khi tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ
  • Luôn cảm thấy buồn bã, tội lỗi hoặc tuyệt vọng
  • Thay đổi khẩu vị dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân đáng kể
  • Giấc ngủ bị xáo trộn, chẳng hạn như khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Cảm giác như thể cuộc sống không đáng sống hay có những dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát,
  • Mệt mỏi hay đau không giải thích được hoặc các triệu chứng thể chất khác mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Nếu không nhận ra những dấu hiệu bị trầm cảm ở nữ giới, căn bệnh tâm lý phổ biến này có thể gây ra những kết cục thương tâm.

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ qua các giai đoạn

bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ qua các giai đoạn sẽ có những thử thách khác nhau mà bạn cần biết cách đối mặt để có thể vượt qua dễ dàng hơn.

1. Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em tuổi dậy thì có thể là những biểu hiện như tập tành uống rượu bia, hút thuốc lá hay có những hành động liều lĩnh. Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì có thể tăng nguy cơ bị trầm cảm ở các bé gái. Tuy nhiên, tâm trạng thất thường liên quan đến sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì là bình thường. Bản thân những thay đổi này không gây nên trầm cảm.

Giai đoạn tuổi dậy thì thường liên quan đến những trải nghiệm khác có thể góp phần gây ra trầm cảm:

  • Xung đột với ba mẹ hoặc những người thân trong gia đình
  • Nổi loạn về cá tính và tình dục
  • Áp lực với thành tích ở trường, các môn thể thao hoặc những lĩnh vực khác.

Sau giai đoạn dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do các bé gái thường dậy thì sớm hơn các bé trai nên cũng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm sớm hơn. Khoảng cách giới tính này vẫn tiếp tục trong các giai đoạn của cuộc đời của nữ giới và nam giới khi đã trưởng thành.

2. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Sự thay đổi hormone đột ngột trong suốt thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn phải đối diện với một số vấn đề khác có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm khi mang thai hay trước khi mang thai:

  • Sảy thai
  • Vô sinh
  • Có thai ngoài ý muốn
  • Không nhận được sự trợ giúp
  • Xung đột trong các mối quan hệ
  • Ngưng sử dụng thuốc chống trầm cảm
  • Sự thay đổi về lối sống, công việc hay một số nhân tố gây stress khác

3. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy buồn bã, giận dữ, cáu kỉnh và khóc lóc sau khi sinh. Những cung bậc cảm xúc này còn được gọi là hội chứng buồn chán sau sinh. Đây là tình trạng bình thường và có xu hướng giảm dần trong vòng 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, nếu cảm xúc buồn chán ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài thì có thể là trầm cảm sau sinh. Triệu chứng trầm cảm của phụ nữ sau sinh thường là:

  • Có ý nghĩ tự sát
  • Suy nghĩ làm hại con bạn
  • Tâm trạng luôn bất ổn
  • Lo lắng hoặc cảm thấy tê liệt
  • Khó ngủ, ngay cả khi không bị quấy nhiễu
  • Không có khả năng chăm sóc em bé
  • Khóc thường xuyên hơn bình thường
  • Cảm thấy tự ti hoặc dằn vặt mình như một người mẹ tồi

4. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Nguy cơ trầm cảm có thể tăng trong giai đoạn chuyển sang mãn kinh, giai đoạn gọi là tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn mà nồng độ hormone có thể dao động thất thường. Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng trong thời kỳ mãn kinh sớm hoặc sau mãn kinh khi nồng độ estrogen giảm đáng kể.

5. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

Hầu hết phụ nữ trải qua các triệu chứng mãn kinh khó chịu nhưng không bị trầm cảm. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể làm tăng rủi ro dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ:

  • Mãn kinh sớm ở độ tuổi còn trẻ
  • Lo lắng hoặc có tiền sử trầm cảm
  • Cuộc sống có nhiều vấn đề căng thẳng
  • Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc ngủ không sâu
  • Mãn kinh do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
  • Tăng cân hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn mức bình thường

Yếu tố nguy cơ của bệnh trầm cảm ở phụ nữ

bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ gấp 2 lần nam giới. Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Một số thay đổi tâm trạng và cảm giác bị trầm cảm có thể tồn tại cùng với sự thay đổi hormone (nội tiết tố) thông thường. Tuy nhiên, chỉ riêng sự thay đổi hormone thì không gây ra trầm cảm. Nguy cơ trầm cảm cao hơn do ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, đặc điểm di truyền và trải nghiêm cuộc sống cá nhân.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Dấu hiệu dễ nhận biết của hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrom – PMS) bao gồm: đầy bụng, đau nhức ngực, đau đầu, lo lắng, khó chịu và buồn bã bất chợt.

Một số người sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng và mệt mỏi đến mức gián đoạn cả học hành, công việc, mối quan hệ và nhiều vấn đề khác. Khi đó, PMS có thể chuyển biến thành rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder – PMDD). Đây chính là một dạng trầm cảm cần được điều trị.

Mối liên hệ chính xác giữa trầm cảm và PMS vẫn chưa rõ ràng. Giả thuyết đưa ra là những thay đổi theo chu kỳ của estrogen, progesterone và các hormone khác có thể phá vỡ chức năng của các hóa chất trong não như serotonin kiểm soát tâm trạng. Những đặc điểm di truyền, trải nghiệm sống và các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến trầm cảm.

Chất lượng cuộc sống kém có liên quan chặt chẽ đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở phụ nữ không phải chỉ đơn giản là do sinh học. Hoàn cảnh sống và các yếu tố văn hóa cũng có thể góp phần gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Mặc dù những tác nhân gây căng thẳng này cũng có thể gây bệnh trầm cảm ở nam giới, nhưng thường là ở mức độ thấp hơn.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm ở phụ nữ bao gồm:

• Quyền lực và địa vị bất bình đẳng: So với nam giới, phụ nữ có xu hướng gặp khó khăn về kinh tế hơn. Vì thế, phụ nữ thường lo lắng về tương lai cùng sự thiếu hụt của nguồn lực hỗ trợ cộng đồng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những vấn đề này có thể gây ra cảm giác tiêu cực, tự ti và cảm giác bất an.

• Chịu áp lực tâm lý trong thời gian dài: Phụ nữ dễ bị quá tải vì vừa phải đi làm ở công ty lại vừa phải lo vun vén chuyện nhà. Nhiều phụ nữ còn phải đối mặt với thử thách làm mẹ đơn thân nên làm nhiều công việc để kiếm đủ tiền. Ngoài ra, phụ nữ có thể chăm sóc con cái của họ trong khi cũng chăm sóc cho người thân bị bệnh hoặc người lớn tuổi.

• Bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất: Phụ nữ bị lạm dụng tình cảm, thể chất hoặc tình dục khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn so với những người không bị lạm dụng. Phụ nữ có nhiều khả năng bị lạm dụng tình dục nhiều hơn so với nam giới.

bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Bạn chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình. Bạn không thể cứ mãi trách móc người khác về những thất bại hay nỗi đau của mình. Bạn cần dũng cảm tiếp tục sống – Oprah Winfrey.

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ ngày càng được xã hội quan tâm tìm hiểu. Dù có thể điều trị khỏi nhưng người bệnh thật sự rất cần sự quan tâm, chia sẻ của người thân để nhanh chóng vượt qua trạng thái tâm thần bất ổn.


👇👇👇
#TâmLý #TobaCare

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bãi biển Cam Bình - Nét chấm phá đặc sắc của La Gi Bình Thuận

  Là 1 trong những bãi tắm hấp dẫn nhất Bình Thuận tổng thể và Lagi nói riêng, nhưng bãi biển Cam Bình là dòng tên mà chưa hẳn đã được phổ quát người biết tới. Vậy nó ở đâu và với điều gì thú vị, hãy cùng Tín Việt Travel khám phá nhé. Địa chỉ BÃI BIỂN CAM BÌNH Bãi biển Cam Bình thuộc khu vực phường Tân Phước, Lagi, Bình Thuận cách thức tỉnh thành Phan Thiết khoảng 95km về phía Tây Nam, Cam Bình là 1 trong những địa điểm du lịch Lagi được du khách cực kì ưa chuộng . Hằng năm cứ vào mỗi dịp lễ tết, sở hữu hàng nghìn người đổ về đây thăm quan và nghỉ mát. Thiên nhiên khuyến mãi cho nơi đây sở hữu cảnh quan phối hợp của đất trời, mang các bãi cát rộng trải dài cộng rặng phi lao, rừng dương xanh mướt điểm thêm nét chấm phá. Hơn nữa Bãi bãi biển cũng có điều kiện liên lạc hết sức tiện dụng khi nằm giữa những trọng điểm du hý to phía nam như Phan Thiết, Vũng Tàu, TPHCM, chỉ cần vài giờ đi xe là bạn sở hữu thể tới được mang nơi phong cảnh hữu tình này Tuyến đường ĐI đến BÃI CAM BÌNH từ Vũng Tà

Phương Pháp Khử Mùi Thuốc Lá Trong Phòng

Khói thuốc lá  không riêng gì   mang về  những tổn hại về  sức khỏe thể chất   cho người  hít phải  bên cạnh đó  nó còn  tạo được  mùi và  tố chất  bám mùi siêu lâu, nhất là  những người  có thói quen hút thuốc  ở trong nhà  trong phòng kín.  Khi  bước vào  1  khoảng trống không gian  kín hay  căn nhà   có khá nhiều  người hút thuốc  bạn sẽ  cảm nhận được sự  không dễ chịu  ngột ngạt nhất là  những người dân  dị ứng với mùi thuốc vừa vào sẽ  nhận ra  ngay.  Tác hại khói thuốc lá ảnh hưởng lên nhà bạn như thế nào? Khói thuốc  không riêng gì   ảnh hưởng tác động  đến sức khoẻ  trực tiếp  người hút thuốc mà nó còn  tác động  đến  mọi người   xung quanh   hơn thế nữa  khói thuốc  còn giúp  cho nơi ở hay  các   địa điểm   xung quanh  hôi mùi nồng nặc.  C ác  chất  màu nâu  vàng (nhựa thuốc "hắc ín") khi hút thuốc sẽ bám  vào tường  đồ  nội thất  và nhựa  rất có thể   thay đổi  diện mạo của chúng. Khói thuốc lá cũng  thâm nhập  vào  những  vật thể hút mùi hơn,  chẳng hạn như  thảm

Thuốc Lá Là Gì? Tại Sao Nhiều Người Lại Nghiện Đến Vậy?

Thuốc Lá Là Gì? Tại Sao Nhiều Người Lại Nghiện Đến Vậy? Thuốc lá thời nay không đơn thuần là một loại sản phẩm mà nó đã biến thành người bạn tri kỷ người bạn không thể thiếu của nhiều người. Điếu thuốc cùng họ trải qua bao thăng trầm của cuộc sống: Buồn có, vui có, đặc biệt quan trọng điếu thuốc là thứ quan trọng nhất giúp ta giải tỏa mọi khi căng thẳng mệt mỏi đầu óc, mỗi lúc ta cần thư giản mang đến nhưng quyết định hành động sáng suốt nhất.  Tuy nhiên mấy ai đã khám phá về các vấn đề trước khi dùng như: Bạn có biết thuốc lá là gì? Nguồn gốc nguồn gốc xuất xứ hay những thành phần và đặc biệt là mối đe dọa các chất độc trong thuốc lá?  Thông tin về nguồn gốc của thuốc lá!  Thuốc lá là gì? Thuốc lá thường có 2 loại đó là: Thuốc lá sợi và điếu Thuốc lá điếu là những điếu thuốc đã được đóng gói quấn sẵn bằng giấy hình trụ độ dài dưới 120mm, bán kình từ 10mm và thường có đầu lọc. Còn thuốc lá sợi là những thuốc lá chưa được đóng gói mà chỉ là những sợi thuốc lá, khi sử dụng người ta sẽ qu