Bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 có nguy hiểm không phụ thuộc vào khả năng kiểm soát biến chứng. Nếu không phòng biến chứng sớm, bệnh có thể đe dọa tính mạng.
Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30 nghìn người chết do bệnh tiểu đường. Số liệu này còn chưa tính đến rất nhiều trường hợp đang ngày ngày phải đối chọi với những biến chứng mà bệnh gây ra như mù lòa, suy thận hay tàn phế. Những con số này đủ cho thấy tiểu đường, dù tuýp 1 hay tuýp 2, đều là căn bệnh nguy hiểm. Và sự nguy hiểm này chủ yếu đến từ biến chứng của bệnh.
Bạn hãy cùng TobaCare tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và cách kiểm soát hiệu quả nhé!
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 được định nghĩa là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao. Khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng cho phép sẽ gây stress oxy hóa và viêm mạn tính. Hậu quả của điều này là gây hại cho toàn bộ hệ thống mạch máu lớn nhỏ và hệ thần kinh trong cơ thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
1. Biến chứng trên mạch máu lớn
Đường huyết cao gây xơ vữa mạch máu lớn. Mạch máu bị xơ vữa sẽ giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan như tim, bàn chân,…. Người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng tim mạch như mạch vành, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ hay biến chứng bàn chân như loét chân, biến dạng hay cắt cụt chân.
Biến chứng tim mạch chính là nguyên nhân đứng đằng sau 75% ca tử vong do tiểu đường. Vì vậy, các tổ chức y tế đã thống nhất đưa mục tiêu huyết áp và mỡ máu vào hướng dẫn điều trị để kiểm soát rủi ro này.
2. Biến chứng trên mạch máu nhỏ
Tương tự các mạch máu lớn, tiểu đường cũng khiến các mạch máu nhỏ bị chít hẹp và sinh biến chứng tại các cơ quan quan trọng như võng mạc mắt và thận. Tại mắt, bệnh có thể gây xuất huyết, mờ mắt, nhức mắt, nặng hơn là bong rách võng mạc gây mù lòa. Tại thận, bệnh nhân sẽ bị giảm chức năng thận, cuối cùng là dẫn đến suy thận, phải chạy thận.
3. Biến chứng trên thần kinh
Hệ thần kinh được phân thành 2 nhóm là thần kinh ngoại biên và thần kinh tự chủ. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cả 2 nhóm này, gián tiếp làm người bệnh tăng nguy cơ đoạn chi và khó nhận biết các cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Ngoài những biến chứng mạn tính, tiểu đường còn gây biến chứng cấp tính hạ đường huyết, nhiễm toan, tăng áp lực thẩm thấu. Tuy nhiên hiện nay, các biến chứng này ít gặp hơn.
Cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Để kéo dài tuổi thọ của mình, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo đồng thời biết cách phòng ngừa những biến chứng này.
Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường gây biến chứng
Bạn có thể nhận biết biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 thông qua những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Da bong tróc, ngứa.
- Hay bị chuột rút vào ban đêm.
- Móng chân, móng tay dày cứng.
- Nước tiểu sủi bọt như bia, đổi màu.
- Huyết áp, cân nặng tăng không rõ lý do.
- Tim đập nhanh khi nghỉ ngơi (> 100 nhịp/phút).
- Vết thương lâu lành (> 1 tuần), có nhiều vết chai chân.
- Chân tay nặng như đeo đá. Khớp tay, chân, gối cứng, có thể quặp vào trong.
- Chân tay tê bì, có cảm giác kiến bò trên da, bỏng rát ở lòng bàn chân, bắp chân.
- Mắt nhìn mờ, nhòe, thấy những đốm nhỏ như kiểu ruồi bay trước mắt, hay bị đau hốc mắt, chảy nước mắt.
- Bị đau chân khi đi bộ quãng đường dài, nghỉ ngơi thì hết nhưng đi tiếp cùng quãng đường đó thì đau lại.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều ở cách bạn điều trị và phòng ngừa. Nếu phòng ngừa đúng cách, bạn sẽ hạn chế được đáng kể các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
Để kiểm soát biến chứng tiểu đường, giảm đường huyết bằng thuốc điều trị là chưa đủ do biện pháp giảm đường huyết mới chỉ trì hoãn được biến chứng trên mạch máu nhỏ. Để bảo vệ cả mạch máu lớn và thần kinh, bạn cần kết hợp thêm các giải pháp sau:
1. Theo sát chế độ dinh dưỡng
Người tiểu đường không nhất thiết phải ăn kiêng hoàn toàn một loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, các loại thực phẩm cần được tiêu thụ vừa đủ và đúng cách. Bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn như sau:
- Ăn chậm và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Ăn rau luộc hoặc canh rau trước sau đó mới ăn thức ăn, tinh bột.
- Ăn trái cây cả quả vào bữa phụ và áp dụng nguyên tắc “lòng bàn tay” – số lượng hoa quả ăn mỗi lần có thể ước chừng vừa lòng một bàn tay.
- Xây dựng bữa ăn với 50% rau quả, 25% với chất đạm nạc (đậu, thịt gà bỏ da, cá) và 25% với ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, mì ống, bánh mì đen,…)
2. Kết hợp vận động thể chất
Bạn hãy lên kế hoạch hoạt động thể chất cho hầu hết các ngày trong tuần, bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe bơi lội… từ 10 – 30 phút. Việc tập luyện liên tục với các bài tập cường độ vừa phải sẽ giảm kháng insulin (nguyên nhân gây tăng đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2) tốt hơn so với việc dồn thời gian tập vào 1 – 2 ngày trong tuần.
3. Chú ý đến sức khỏe tinh thần
Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol. Hormone này không những có thể làm tăng lượng đường trong máu mà còn tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Vì vậy, bạn hãy thư giãn tinh thần bằng cách hít thở sâu, đi dạo, nghe nhạc hoặc chia sẻ với người thân quen.
4. Dùng thảo dược phòng ngừa biến chứng
Hiện nay, kết quả nghiên cứu về các thảo dược thiên nhiên đã cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng trong việc ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Trong đó, Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài Sơn là ba loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ thần kinh, mạch máu, nên giúp ngăn chặn biến chứng tiểu đường hiệu quả.
Với sự kết hợp của Mạch môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu cùng Alpha lipoic acid, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường không chỉ giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol mà còn hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chia sẻ về giải pháp này, bà Vũ Thị Thanh Luyên (Miếu Hai Xã, Hải Phòng) cho biết: “Trong một lần đi sinh hoạt câu lạc bộ tiểu đường, tôi được giới thiệu sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường (*). Sau khi dùng, tôi thấy người đỡ mỏi mệt, nhất là giảm đi biểu hiện của các biến chứng như đau hai ngón chân cái, ngứa bàn chân rất hiệu quả. Tôi bị bệnh tiểu đường, lại còn từng can thiệp tim mạch rồi nhưng bây giờ tôi cảm thấy sức khỏe như người bình thường.”
Mời bạn xem câu chuyện Bà Vũ Thị Thanh Luyên chia sẻ giải pháp hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường:
Để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, chính bạn sẽ là người nắm giữ câu trả lời khi đã tìm hiểu kỹ về bệnh. Nếu biết cách sử dụng thuốc, kết hợp với lối sống và thảo dược thiên nhiên, bạn sẽ không những kiểm soát được đường huyết mà còn phòng ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh, cho dù đó là tuýp 1 hay tuýp 2.
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hoàng Trí HELLO BACSI
(function() var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) )()Bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh tiểu đường?
Bạn không cô đơn! Tham gia cộng đồng Tiểu đường - để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau sống vui khỏe.
Tính chỉ số BMI - Chỉ số khối cơ thể
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
👇👇👇
#TiểuĐường #TobaCare
Nhận xét
Đăng nhận xét