Tiểu đường có di truyền không? Những nhân tố nào sẽ tham gia tác động vào quá trình này? Hãy cùng TobaCare tìm hiểu xem liệu yếu tố di truyền và bệnh tiểu đường có mối quan hệ gì nhé.
Nhiều người nhận thấy ông bà, cha mẹ mắc bệnh tiểu đường liền lo lắng không biết bản thân mình có nguy cơ gặp phải bệnh lý này không. Hãy yên tâm vì bài viết sau sẽ làm sáng tỏ cho bạn.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?
Đối với câu hỏi bệnh tiểu đường có di truyền không, bạn cần biết yếu tố về dinh dưỡng và vận động cơ thể có ảnh hưởng rất lớn gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng không kém vẫn chính là do di truyền.
Nếu vừa phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hãy kiểm tra lại mọi thứ. Có thể bạn không phải là người đầu tiên trong gia đình bị tiểu đường. Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kì (ADA), nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 là:
- 1/7: nếu cha hoặc mẹ của bạn phát hiện bệnh tiểu đường trước tuổi 50
- 1/13: nếu cha hoặc mẹ của bạn phát hiện bệnh tiểu đường sau tuổi 50
- 1/2: nếu cả hai cha và mẹ của bạn bị bệnh tiểu đường
Có một số đột biến gen gắn liền với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Không có gen nào trong số này một mình gây ra bệnh tiểu đường. Thay vào đó, chúng tương tác với các yếu tố môi trường (ví dụ, các loại chất độc, virus, và thực phẩm) và làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Yếu tố di truyền gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Tiểu đường tuýp 2 là do cả hai yếu tố di truyền và môi trường. Để hiểu rõ tiểu đường có di truyền không và vai trò của yếu tố di truyền, bạn hãy tham khảo các vấn đề sau:
- Đột biến gen
Các nhà khoa học đã liên hệ nhiều đột biến gen với nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường. Không phải ai mang gen đột biến cũng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh tiểu đường mang một hoặc nhiều hơn các đột biến này.
- Lối sống và sự thừa hưởng từ gia đình
Khó có thể tách biệt nguy cơ do lối sống với nguy cơ di truyền. Lựa chọn lối sống có xu hướng ảnh hưởng từ gia đình. Cha mẹ ít vận động thì thường con cái cũng ít vận động. Cha mẹ có thói quen ăn uống không lành mạnh có thể cũng sẽ ảnh hưởng thế hệ tiếp theo.
Tiểu đường có di truyền không? Loại gen nào liên quan đến tiểu đường tuýp 2?
Các nghiên cứu thuộc Hiệp hội về bệnh tiểu đường Hoa Kì ở các cặp song sinh cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền, Tuy nhiên, những nghiên cứu này trở nên phức tạp bởi những ảnh hưởng từ môi trường cũng có tác động đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Cho đến nay, nhiều đột biến đã được chứng minh là ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Nhìn chung, sự đóng góp của một gen là không đáng kể nhưng mỗi đột biến xảy ra sẽ lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nói chung, các đột biến ở bất kỳ gen di truyền nào liên quan đến điều hòa glucose đều có ảnh hưởng không ít đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Bao gồm các gen kiểm soát:
- Sự sản xuất glucose
- Sự sản xuất insulin
- Độ nhạy cảm của cơ thể với nồng độ glucose
- Sự điều hòa nồng độ insulin
Các gen có liên quan với nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- TCF7L2, gen ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin và sản xuất glucose.
- Thụ thể urê sulfonylurea (ABCC8), giúp điều tiết insulin.
- Calpain 10, liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người Mỹ gốc Mexico.
- Gen vận chuyển glucose 2 (GLUT2), giúp glucose di chuyển vào tuyến tụy.
- Thụ thể glucagon (GCGR), hormone glucagon tham gia vào điều hòa glucose.
Xét nghiệm di truyền đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm gì?
Đến đây, có lẽ bạn đã rõ tiểu đường có di truyền không. Hiện nay, đã có các xét nghiệm dành cho một số các đột biến gen liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, sự gia tăng nguy cơ đối với bất kỳ đột biến nhất định khá nhỏ. Theo Healthline, những yếu tố khác có thể dự đoán chính xác rằng bạn có mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không, bao gồm:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI)
- Tiền sử gia đình
- Huyết áp cao
- Tăng nồng độ triglyceride máu và cholesterol
- Tiền sử về bệnh tiểu đường thai kỳ.
Sự tương tác giữa di truyền và môi trường gây khó khăn trong việc xác định nguyên nhân thực sự dẫn đến tiểu đường tuýp 2 nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Có bằng chứng cho thấy sự thay đổi hành vi có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các nghiên cứu ở nhiều nước đã cho thấy rằng nếu muốn ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường tuýp 2, việc giảm cân và tăng cường hoạt động thể chất giúp hỗ trợ lượng đường trong máu có thể trở về mức bình thường ở nhiều người
(function() var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) )()Bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh tiểu đường?
Bạn không cô đơn! Tham gia cộng đồng Tiểu đường - để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau sống vui khỏe.
Tính chỉ số BMI - Chỉ số khối cơ thể
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
👇👇👇
#TiểuĐường #TobaCare
Nhận xét
Đăng nhận xét