Tìm hiểu chung
Bàn chân đái tháo đường là gì?
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng xảy ra ở người bị đái tháo đường (tiểu đường). Những người mắc bệnh này dễ mắc các vấn đề ở bàn chân do lượng đường huyết cao trong thời gian dài. Thần kinh đái tháo đường và bệnh mạch máu ngoại biên là hai biến chứng bàn chân đái tháo đường chính và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí phải đoạn chi.
Các loại biến chứng bàn chân đái tháo đường
Bệnh thần kinh đái tháo đường
Theo thời gian, bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh dẫn đến tê bàn chân. Điều này có thể làm cho những người bệnh giảm hoặc mất cảm giác ở tứ chi.
Tình trạng này cũng khiến người mắc bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức hoặc nhiễm trùng ở bàn chân. Họ có thể không cảm thấy giày quá chật, gây cọ xát chân. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện vết cắt, vết loét và mụn nước ở chân.
Nếu không được điều trị nhiễm trùng, người bệnh có thể bị loét và thậm chí hoại tử, có thể phải đoạn chi.
Bệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh tiểu đường dẫn đến những thay đổi trong các mạch máu, bao gồm cả các động mạch. Trong bệnh mạch máu ngoại biên, chất béo tạo thành mảng bám và gây tắc nghẽn các mạch ở xa não vàtim.
Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến các mạch máu ở các chi, chẳng hạn như tay và chân, làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận này.
Lưu lượng máu giảm có thể dẫn đến đau, nhiễm trùng và vết thương chậm lành. Nếu một người bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể đề nghị đoạn chi.
(function() var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) )()Triệu chứng
- Mất cảm giác
- Cảm giác tê hoặc ngứa ran
- Có mụn nước hoặc các vết thương khác mà bạn không cảm thấy đau
- Đổi màu da và thay đổi nhiệt độ cơ thể
- Những vệt đỏ
- Vết thương có hoặc không có chảy dịch
- Đau nhói
Nếu nhiễm trùng phát triển, người bệnh cũng có các dấu hiệu sau đây:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Không thể kiểm soát lượng đường trong máu
- Run rẩy
- Sốc
- Đỏ da
Bất kỳ người bệnh mắc tiểu đường có triệu chứng nhiễm trùng, đặc biệt là ở bàn chân, nên cần được điều trị khẩn cấp.
Các biến chứng của bàn chân đái tháo đường
Bệnh thần kinh tiểu đường và bệnh mạch máu ngoại biên là những tình trạng nghiêm trọng mà bác sĩ cần phải theo dõi chặt chẽ.
Cả hai tình trạng trên đều gây ra các biến chứng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, chẳng hạn như:
- Loét chân hoặc vết thương không lành
- Nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương và áp xe
- Hoại tử, khi nhiễm trùng gây chết mô
- Dị tật chân
- Tật bàn chân Charcot, làm thay đổi hình dạng của bàn chân khi xương ở bàn chân và ngón chân dịch chuyển hoặc gãy
Đôi khi các bác sĩ có thể đảo ngược các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng. Tuy nhiên, những trường hợp khác, bao gồm hoại tử, có thể dẫn đến những thay đổi vật lý vĩnh viễn hoặc đoạn chi.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Những người bệnh đái tháo đường nên đi khám bác sĩ thường xuyên theo lịch hẹn.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào sau đây, hãy đi cấp cứu ngay lập tức:
- Thay đổi màu da ở bàn chân
- Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Thay đổi nhiệt độ ở bàn chân
- Vết loét trên bàn chân trong thời gian dài
- Đau hoặc ngứa ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Móng mọc ngược
- Nhiễm nấm chân
- Da khô, nứt nẻ ở gót chân
- Dấu hiệu nhiễm trùng
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào giúp điều trị bàn chân đái tháo đường?
Điều trị cho các vấn đề bàn chân đái tháo đường thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Điều trị không phẫu thuật
Trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng điều trị các vấn đề của bệnh đái tháo đường mà không cần phẫu thuật. Một số phương pháp bao gồm:
- Giữ vết thương sạch
- Đeo các thiết bị chuyên khoa cố định
- Quan sát chặt chẽ bất kỳ hoại tử nào trên ngón chân
Điều trị phẫu thuật
Khi điều trị không phẫu thuật không chữa lành các vấn đề về bàn chân, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
- Loại bỏ các mô chết
- Đoạn chi
- Phẫu thuật ổn định tật bàn chân Charcot
- Bắc cầu động mạch cho bệnh mạch máu ngoại biên, giúp lưu thông máu đến khu vực chân
- Phẫu thuật nội mạch với đặt stent. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị nhỏ để giữ cho các mạch máu luôn mở.
Kiểm soát bàn chân đái tháo đường
Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát bàn chân đái tháo đường?
Một số biện pháp có thể giúp kiểm soát tình trạng này như:
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để có thể phát hiện bất kỳ thay đổi hoặc chấn thương nào không.
- Rửa chân hàng ngày để tránh nhiễm trùng.
- Mang giày và vớ hỗ trợ. Không áp dụng vớ quá chật sẽ hạn chế lưu lượng máu.
- Cắt móng cẩn thận. Cắt móng chân cẩn thận để không gây nhiễm trùng do móng cắt vào da.
- Không nặn mụn cóc hoặc mụn nước vì sẽ gây nhiễm trùng.
- Thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra bàn chân, để phòng ngừa hoại tử.
- Kiểm soát lượng đường trong máu.
- Tránh hút thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến lưu lượng máu đến các mô, điều này có thể làm cho các vấn đề về chân trở nên tồi tệ hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
TobaCare không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
(function() var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) )()Bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh tiểu đường?
Bạn không cô đơn! Tham gia cộng đồng Tiểu đường - để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau sống vui khỏe.
Tính chỉ số BMI - Chỉ số khối cơ thể
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
👇👇👇
#TiểuĐường #TobaCare
Nhận xét
Đăng nhận xét