Chuyển đến nội dung chính

Mất nước

Tìm hiểu chung

Mất nước là gì?

Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của mất nước là gì?

Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng mất nước là:

  • Khát nước nhiều;
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng;
  • Đánh trống ngực;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Khô miệng;
  • Nước tiểu bị cô đặc và có màu vàng đậm;
  • Yếu cơ;
  • Khô da.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mất nước khá thường gặp, và trong một số trường hợp, tình trạng mất nước có thể cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Sốt;
  • Tiêu chảy hơn 2 ngày;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Lơ mơ, giảm nhận thức;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Mất khả năng tập trung;
  • Ngất xỉu;
  • Đau ngực hoặc đau bụng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra mất nước?

Mất nước thường do bạn cung cấp không đầy đủ chất lỏng cho cơ thể. Ngoài ra có thể do các yếu tố khác như khí hậu khô nóng, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Ngoài ra, mất nước có thể do một số bệnh lý như tiêu chảy, nôn mửa và bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị mất nước?

Mất nước rất phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Mỗi ngày, nước trong cơ thể của chúng ta thoát ra ngoài thông qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và phân. Nếu chúng ta không cung cấp cho cơ thể đủ nước để bù đắp cho số nước thải ra, chúng ta sẽ bị mất nước.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị mất nước?

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mất nước cao vì trọng lượng cơ thể của các bé còn thấp nên rất nhạy cảm với tình trạng mất nước, bé có thể bị mất nước ngay cả khi chỉ nạp thiếu một lượng ít.

Những người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao bởi vì họ có thể quên hoặc không biết khi nào họ cần uống nước.

Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, nghiện rượu cũng có thể bị mất nước.

Các vận động viên, đặc biệt là những vận động viên tham gia các môn thể thao đòi hỏi sức bền như marathon có thể bị mất nước do đổ mồ hôi.

Những người làm ngành nghề lao động chân tay, chẳng hạn như công nhân xây dựng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cũng có thể mất nước do đổ mồ hôi.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mất nước?

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng điển hình của mất nước như lơ mơ, mệt mỏi, huyết áp thấp, tim đập nhanh (đánh trống ngực), sốt và da mất đàn hồi để chẩn đoán tình trạng.

Bạn có thể sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận và kiểm tra nồng độ natri, kali cũng như các chất điện giải khác trong cơ thể.

Bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán tình trạng thông qua xét nghiệm phân tích nước tiểu do nước tiểu của một người mất nước sẽ đậm màu và cô đặc hơn.

Để xác định tình trạng mất nước ở trẻ em, bác sĩ sẽ kiểm tra thóp, mồ hôi cũng như một số đặc điểm ở cơ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị mất nước?

Tất nhiên, để bù đắp cho sự mất mát chất lỏng trong cơ thể, bạn cần phải uống nhiều nước, ví dụ như nước lọc, nước trái cây….. nhưng bạn nên tránh thức uống chứa caffeine và có gas.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mất nước không nên cho trẻ uống nước lọc nhiều vì có thể làm rối loạn nồng độ các chất điện giải trong cơ thể bé. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên cho trẻ uống một loại dung dịch để bù nước có chứa thành phần cân bằng các chất điện giải như kali, natri, clo và đường để khôi phục lại lượng dịch mất cho các bé một cách an toàn.

Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, bạn cần phải đi đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để có hướng giải quyết thích hợp. Bác sĩ sẽ có thể cho bạn dùng thêm thuốc chống tiêu chảy, chống sốt hoặc chống nôn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến mất nước?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng mất nước nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống từng ngụm nước nhỏ sẽ giúp bạn không bị nôn ói khi đang bù nước;
  • Bạn nên uống các loại dung dịch có chứa chất điện giải và đường;
  • Các loại kem làm từ trái cây hoặc các loại nước dành cho vận động viên thể thao có thể giúp bù điện giải;
  • Uống nước qua ống hút sẽ dễ uống hơn khi bạn đang bù nước.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.


👇👇👇
#SơCứu #TobaCare

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bãi biển Cam Bình - Nét chấm phá đặc sắc của La Gi Bình Thuận

  Là 1 trong những bãi tắm hấp dẫn nhất Bình Thuận tổng thể và Lagi nói riêng, nhưng bãi biển Cam Bình là dòng tên mà chưa hẳn đã được phổ quát người biết tới. Vậy nó ở đâu và với điều gì thú vị, hãy cùng Tín Việt Travel khám phá nhé. Địa chỉ BÃI BIỂN CAM BÌNH Bãi biển Cam Bình thuộc khu vực phường Tân Phước, Lagi, Bình Thuận cách thức tỉnh thành Phan Thiết khoảng 95km về phía Tây Nam, Cam Bình là 1 trong những địa điểm du lịch Lagi được du khách cực kì ưa chuộng . Hằng năm cứ vào mỗi dịp lễ tết, sở hữu hàng nghìn người đổ về đây thăm quan và nghỉ mát. Thiên nhiên khuyến mãi cho nơi đây sở hữu cảnh quan phối hợp của đất trời, mang các bãi cát rộng trải dài cộng rặng phi lao, rừng dương xanh mướt điểm thêm nét chấm phá. Hơn nữa Bãi bãi biển cũng có điều kiện liên lạc hết sức tiện dụng khi nằm giữa những trọng điểm du hý to phía nam như Phan Thiết, Vũng Tàu, TPHCM, chỉ cần vài giờ đi xe là bạn sở hữu thể tới được mang nơi phong cảnh hữu tình này Tuyến đường ĐI đến BÃI CAM BÌNH từ Vũng Tà

Phương Pháp Khử Mùi Thuốc Lá Trong Phòng

Khói thuốc lá  không riêng gì   mang về  những tổn hại về  sức khỏe thể chất   cho người  hít phải  bên cạnh đó  nó còn  tạo được  mùi và  tố chất  bám mùi siêu lâu, nhất là  những người  có thói quen hút thuốc  ở trong nhà  trong phòng kín.  Khi  bước vào  1  khoảng trống không gian  kín hay  căn nhà   có khá nhiều  người hút thuốc  bạn sẽ  cảm nhận được sự  không dễ chịu  ngột ngạt nhất là  những người dân  dị ứng với mùi thuốc vừa vào sẽ  nhận ra  ngay.  Tác hại khói thuốc lá ảnh hưởng lên nhà bạn như thế nào? Khói thuốc  không riêng gì   ảnh hưởng tác động  đến sức khoẻ  trực tiếp  người hút thuốc mà nó còn  tác động  đến  mọi người   xung quanh   hơn thế nữa  khói thuốc  còn giúp  cho nơi ở hay  các   địa điểm   xung quanh  hôi mùi nồng nặc.  C ác  chất  màu nâu  vàng (nhựa thuốc "hắc ín") khi hút thuốc sẽ bám  vào tường  đồ  nội thất  và nhựa  rất có thể   thay đổi  diện mạo của chúng. Khói thuốc lá cũng  thâm nhập  vào  những  vật thể hút mùi hơn,  chẳng hạn như  thảm

Thuốc Lá Là Gì? Tại Sao Nhiều Người Lại Nghiện Đến Vậy?

Thuốc Lá Là Gì? Tại Sao Nhiều Người Lại Nghiện Đến Vậy? Thuốc lá thời nay không đơn thuần là một loại sản phẩm mà nó đã biến thành người bạn tri kỷ người bạn không thể thiếu của nhiều người. Điếu thuốc cùng họ trải qua bao thăng trầm của cuộc sống: Buồn có, vui có, đặc biệt quan trọng điếu thuốc là thứ quan trọng nhất giúp ta giải tỏa mọi khi căng thẳng mệt mỏi đầu óc, mỗi lúc ta cần thư giản mang đến nhưng quyết định hành động sáng suốt nhất.  Tuy nhiên mấy ai đã khám phá về các vấn đề trước khi dùng như: Bạn có biết thuốc lá là gì? Nguồn gốc nguồn gốc xuất xứ hay những thành phần và đặc biệt là mối đe dọa các chất độc trong thuốc lá?  Thông tin về nguồn gốc của thuốc lá!  Thuốc lá là gì? Thuốc lá thường có 2 loại đó là: Thuốc lá sợi và điếu Thuốc lá điếu là những điếu thuốc đã được đóng gói quấn sẵn bằng giấy hình trụ độ dài dưới 120mm, bán kình từ 10mm và thường có đầu lọc. Còn thuốc lá sợi là những thuốc lá chưa được đóng gói mà chỉ là những sợi thuốc lá, khi sử dụng người ta sẽ qu