Biến chứng là nỗi ác mộng của tất cả người bệnh tiểu đường. Nếu biết cách kiểm soát bệnh, bạn hoàn toàn có thể trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người bệnh thường băn khoăn bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng. Tuy nhiên, thay vì lo lắng vô ích, bạn hãy tìm hiểu cách giúp trì hoãn và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?
bệnh tiểu đường” width=”1334″ height=”894″ srcset=”https://tobacare.com/wp-content/uploads/2021/08/soi-than-do-bien-chung-benh-tieu-duong.jpg 1334w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/soi-than-do-bien-chung-benh-tieu-duong-300×201.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/soi-than-do-bien-chung-benh-tieu-duong-800×536.jpg 800w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/12/soi-than-do-bien-chung-benh-tieu-duong-600×402.jpg 600w” sizes=”(max-width: 1334px) 100vw, 1334px” />
Biến chứng tiểu đường là tên gọi chung cho tất cả những tổn thương ở mạch máu và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Khi đường huyết tăng cao kéo dài, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng stress oxy hóa và viêm mạn tính. Hậu quả là khiến các mạch máu bị tổn thương và làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu thần kinh từ não bộ đến các cơ quan. Các cơ quan bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ suy yếu, dần dần biểu hiện ra ngoài thành biến chứng.
Biến chứng tiểu đường được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Thời gian xuất hiện của hai loại biến chứng tiểu đường này khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, cách kiểm soát đường huyết và việc bạn có chủ động phòng ngừa sớm biến chứng hay không.
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính bao gồm hạ đường huyết, nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết cấp. Các biến chứng này xảy ra đột ngột, có thể xuất hiện tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh, cả ở người mới mắc và đã mắc bệnh lâu năm.
Người bệnh hay bị hạ đường huyết nhiều hơn tăng đường huyết. Tuy nhiên, do hậu quả của chúng rất nguy hiểm (gây hôn mê, tử vong) nên vẫn phải chú ý phòng ngừa. Đặc biệt là với người cao tuổi, việc phòng ngừa hạ đường huyết cũng quan trọng ngang với mục tiêu kiểm soát đường huyết.
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính bao gồm biến chứng trên thần kinh (thần kinh ngoại biên, thần kinh tự chủ), tim, mắt, thận, bàn chân, da… Các biến chứng mạn tính thường sẽ xuất hiện sau thời điểm chẩn đoán bệnh khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, bạn sẽ có nguy cơ gặp biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán. Ngược lại, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị tốt, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể trì hoãn tới vài chục năm.
Biến chứng của bệnh tiểu đường không chỉ gây phiền toái đến cuộc sống hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Vì thế, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo biến chứng và biết cách trì hoãn những biến chứng này.
Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng tiểu đường
Bạn có thể nhận biết các biến chứng của bệnh tiểu đường thông qua các dấu hiệu sau:
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hai dấu hiệu điển hình: hạ đường huyết và tăng đường huyết.
- Hạ đường huyết: Đói cồn cào, vã mồ hôi, choáng váng, tim đập nhanh, bủn rủn, hoa mắt, mệt mỏi…
- Tăng đường huyết: Tiểu nhiều, khát nhiều, đau bụng, buồn nôn, hơi thở có mùi trái cây…
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể:
- Da: Da như da khô, nứt nẻ, thường xuyên ngứa ngáy…
- Mắt: Nhìn thấy đốm đen, mắt mờ, hay chảy nước mắt, nhức mắt.
- Chân: Vết thương lâu lành, nhiều nốt chai chân hay vùng da thâm đen bất thường.
- Thận: Nước tiểu sủi bọt, tiểu đêm nhiều lần, cân nặng, huyết áp tăng bất thường.
- Thần kinh: Tê bì chân tay, nóng rát, cảm giác châm chích như kiến bò trên da, tim đập nhanh, táo bón, tiêu chảy đan xen kéo dài.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm. Thế nhưng, người bệnh có thể phòng ngừa được biến chứng nếu áp dụng sớm các cách trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đẩy lùi thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Để kiểm soát biến chứng tiểu đường, việc bạn cần làm trước tiên là ổn định đường huyết. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, bạn mới thành công được một nửa. Để có được 50% thành công còn lại, bạn cần kiểm soát các bệnh lý đi kèm, đồng thời ngăn chặn quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính gây tổn thương mạch máu, thần kinh.
Ổn định đường huyết
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần áp dụng thêm các giải pháp bên dưới để đường huyết ổn định lâu dài:
- Ăn uống: Bạn có thể chia khẩu phần ăn 50% rau xanh, 25% cho thịt, cá, đậu và 25% cho cơm, bún… Bữa ăn nên bắt đầu bằng rau xanh, tránh ăn nhiều vào bữa tối.
- Tập luyện: Thói quen tập luyện thể dục nên được duy trì tối thiểu 5 ngày mỗi tuần. Nếu bạn đang có bệnh tim mạch, gan thận… hãy hỏi ý kiến bác sĩ về bài tập phù hợp.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ cần đảm bảo tối thiểu 7 tiếng mỗi ngày. Bạn cũng nên ngủ trước 11 giờ, đồng thời, hãy học cách thư giãn, tránh để đầu óc căng thẳng,
- Bỏ thói quen xấu: Hút thuốc, uống rượu bia… là những thói quen xấu cần tránh bởi những yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, thần kinh…
Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm
Những bệnh lý mắc kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành (xơ vữa mạch…) sẽ làm người bệnh tiểu đường dễ gặp biến chứng hơn. Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo như mỡ, nội tạng động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều muối và theo dõi huyết áp, mỡ máu hàng năm. Tốt nhất là bạn nên giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg, LDL cholesterol < 2.6 mmol/l, HDL cholesterol > 1.0 mmol/l.
Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng. Bạn hãy kiên trì thực hiện các biện pháp ổn định đường huyết và kiểm soát bệnh lý đi kèm. Khi ấy, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường chắc chắn sẽ không còn là nỗi lo sợ từng ngày đối với bạn nữa.
(function() var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) )()Bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh tiểu đường?
Bạn không cô đơn! Tham gia cộng đồng Tiểu đường - để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau sống vui khỏe.
Tính chỉ số BMI - Chỉ số khối cơ thể
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
👇👇👇
#TiểuĐường #TobaCare
Nhận xét
Đăng nhận xét